Sự khác biệt về ảnh quét não bộ của một đứa trẻ ham đọc sách và một đứa trẻ thích chơi điện thoại

[vc_row][vc_column][vc_column_text]Một trong những biện pháp tốt nhất để phát triển trí não một đứa trẻ dưới 5 tuổi là đọc sách cho chúng nghe và tránh để con tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh.[/vc_column_text][vc_single_image image=”335″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_empty_space][vc_column_text]Nhiều bậc cha mẹ hiện nay vì công việc quá bận rộn nên không chú ý nhiều đến “việc chơi” của trẻ, không ít phụ huynh đã thoải mái “ném” cho con một chiếc Ipad hay điện thoại thông minh để con xem tránh làm phiền cha mẹ làm việc. Tuy nhiên, họ lại không biết đó chính là một trong những cách kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ trong 5 năm đầu đời.[/vc_column_text][vc_column_text]Một trong những biện pháp tốt nhất để phát triển trí não một đứa trẻ dưới 5 tuổi là đọc sách cho chúng nghe và tránh để con tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh. Người lớn chúng ta đều biết đó là điều đúng đắn nên làm nhưng với những hình ảnh được đưa ra từ khoa học này, chắc chắn chúng ta còn càng bị thuyết phục hơn.[/vc_column_text][vc_column_text]Đây là bên trái và phía trước bộ não của một trẻ mẫu giáo thường xuyên được bố mẹ đọc sách cho nghe.

Các khu vực màu đỏ cho thấy sự tăng trưởng về chất trắng có tổ chức chứng tỏ đứa bé này có khả năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết tốt, hỗ trợ rất nhiều cho việc học ở trường sau này.[/vc_column_text][vc_column_text]Đây là bên trái và phía trước bộ não của một trẻ mẫu giáo thường xuyên dành 2 giờ mỗi ngày để xem điện thoại.

Các khu vực màu xanh cho thấy sự kém phát triển và vô tổ chức của chất trắng, tức là đứa trẻ này sẽ gặp khó khăn trong việc học sau này.

Hai hình ảnh trên là kết quả đáng ngạc nhiên của các nghiên cứu gần đây do Trung tâm Khám phá Đọc & Đọc hiểu, trực thuộc Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ) thực hiện. Đây chính là những “bằng chứng thép” chứng minh cho những lợi ích tiềm năng của việc đọc và những bất lợi tiềm tàng của việc xem điện thoại thường xuyên đối với sự phát triển não bộ của một trẻ mẫu giáo.

Tác giả nghiên cứu chính – Tiến sĩ John Hutton, bác sĩ nhi khoa & nhà nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati cho biết: “Các bậc phụ huynh xin lưu ý, điều này vô cùng quan trọng với một đứa trẻ vì bộ não phát triển nhanh nhất trong 5 năm đầu đời. Những đứa trẻ có nhiều trải nghiệm kích thích bộ não sắp xếp tổ chức sẽ có lợi thế rất lớn khi đi học. Và thực sự rất khó để đạt được sự sắp xếp này nếu đứa trẻ không có nhiều cơ hội trải nghiệm”.[/vc_column_text][vc_empty_space][vc_custom_heading text=”Tầm quan trọng của chất trắng trong não bộ” font_container=”tag:h2|font_size:28|text_align:left” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:600%20bold%20regular%3A600%3Anormal”][vc_column_text]Cả hai kết quả nghiên cứu đều sử dụng thông qua phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRIs) đặc biệt bằng cách kéo căng khuếch tán hình ảnh. Trong nghiên cứu này đã có 47 trẻ dưới 3 tuổi, chưa đi học mẫu giáo, có thể chất khoẻ mạnh tham gia.

Chất xám của não chứa phần lớn các tế bào não dùng để điều khiển cơ thể nên làm gì, còn chất trắng được tạo thành từ các sợi, thường được phân phối thành các bó gọi là các dải, hình thành các kết nối giữa các tế bào não và phần còn lại của hệ thần kinh.

Việc tăng và tổ chức chất trắng rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp của một đứa trẻ. Nếu không có một hệ thống giao tiếp phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm lại và việc học của trẻ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Tiến sĩ Hutton tiếp tục chia sẻ: “Trẻ em được sinh ra với rất nhiều tế bào thần kinh nhưng cơ bản, đó là những tế bào rỗng. Chính nhờ những cuộc nói chuyện, đi ra ngoài, được khám phá, được đọc sách của trẻ với phụ huynh sẽ tạo nên kết nối và sự củng cố giữa các tế bào thần kinh này.”

Với kinh nghiệm của Tiến sĩ Hutton, những trải nghiệm đầu đời sẽ “làm cứng” các kết nối trong não của trẻ. Những thứ gì không được sử dụng tốt đều bị não cắt tỉa và chết đi. “Mặc dù bộ não có thể thay đổi và cải thiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó hiệu quả hơn nhiều trong 5 năm đầu tiên của một con người, và đó là lý do tại sao những trải nghiệm thời thơ ấu rất quan trọng”, ông nói.[/vc_column_text][vc_empty_space][vc_custom_heading text=”Trải nghiệm rất cần thiết” font_container=”tag:h2|font_size:28|text_align:left” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:600%20bold%20regular%3A600%3Anormal”][vc_column_text]Ngoài việc quét não, những đứa trẻ tham gia vào nghiên cứu cũng được kiểm tra nhận thức. Các nhà nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ sử dụng màn hình hơn 1 giờ mỗi ngày có kỹ năng đọc viết kém hơn, khả năng sử dụng ngôn ngữ biểu cảm ít hơn và khả năng gọi tên các đối tượng thấp hơn. Ngược lại, những đứa trẻ thường xuyên đọc sách với bố mẹ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhận thức.

“Chúng tôi thấy được những mặt không tốt từ việc xem điện thoại thường xuyên lên một đứa trẻ, cụ thể là ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, đọc hiểu của trẻ. Mặt khác, những hoạt động có lợi cho các phần khác nhau của não bộ, kích thích trí tưởng tượng như chơi đồ chơi, đi ra ngoài khám phá thiên nhiên sẽ phù hợp với một trẻ mẫu giáo hơn là ngồi trước màn hình điện thoại”, Tiến sĩ Hutton bày tỏ.[/vc_column_text][vc_empty_space][vc_custom_heading text=”Đọc sách cho con như thế nào mới tốt?” font_container=”tag:h2|font_size:28|text_align:left” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:600%20bold%20regular%3A600%3Anormal”][vc_column_text]Tiến sĩ Hutton cho biết nhiều phụ huynh loay hoay và áp lực đi tìm một cuốn sách hoàn hảo để đọc cho con. Nhưng thực tế, chẳng có cách đọc nào tốt nhất cả. Hãy đọc sách cho con với một tình yêu thương bao la và sự kiên nhẫn của một bậc làm cha làm mẹ cần phải có.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phu huynh để thu hút và lôi kéo con bạn yêu thích sách và đọc sách nhiều hơn:
– Thường xuyên trò chuyện với con.
– Hát những bài hát thiếu nhi.
– Cho con được thoả trí tưởng tượng sáng tạo những câu chuyện của riêng mình và sau đó, cha mẹ nên đặt nhiều câu hỏi về cốt truyện để kích thích con tiếp tục tưởng tượng.
– Cha mẹ nên chọn đọc những cuốn sách có nhân vật thú vị và đừng ngại nhập vai hay biểu cảm bằng các giọng đọc khác nhau dành riêng cho mỗi nhân vật.
– Cho con chỉ vào tranh hoặc từ rồi lặp đi lặp lại từ đó.
Điều cuối cùng và quan trọng nhất: Bố mẹ nên thư giãn chính mình để giáo dục con tốt hơn!
Dịch: cafebiz.vn
Nguồn: https://www.ksl.com/article/46705121/this-is-your-childs-brain-on-books-scans-show-benefit-of-reading-vs-screen-time[/vc_column_text][vc_empty_space][vc_custom_heading text=”LIÊN HỆ” font_container=”tag:h2|font_size:40|text_align:center” google_fonts=”font_family:Montserrat%3Aregular%2C700|font_style:700%20bold%20regular%3A700%3Anormal”][vc_empty_space][vc_custom_heading text=”Chúng tôi luôn sẵn sàng phản hồi trong vòng 24h.” font_container=”tag:h2|font_size:28|text_align:center” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”][vc_empty_space][vc_custom_heading text=”Số điện thoại: 0984 388 988″ font_container=”tag:h2|text_align:center|color:%231e73be” google_fonts=”font_family:Montserrat%3Aregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal” link=”url:tel%3A0984%20388%20988|||”][vc_custom_heading text=”Email: huyen@truongvietanh.com” font_container=”tag:h2|text_align:center|color:%231e73be” google_fonts=”font_family:Montserrat%3Aregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal” link=”url:mailto%3Ahuyen%40truongvietanh.com|||”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][/vc_column][/vc_row]