8 LÝ DO KHIẾN 12 NĂM HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ (P1)

Không ít phụ huynh thắc mắc là tại sao 12 năm học tiếng Anh của học sinh thường không có hiệu quả vì minh chứng rõ ràng nhất chính là con em mình khi vào tới đại học vẫn không thể giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ số 2 sau tiếng mẹ đẻ này.

Vậy đâu là lý do khiến cho 12 năm học tiếng Anh của học sinh thường không có hiệu quả ??

12 năm học tiếng Anh của học sinh

Theo các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu tại Việt Nam thì có đến 8 lý do khiến cho học sinh mất đến 12 năm học tiếng Anh vẫn không có một chút thay đổi nào về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, cụ thể là:

1 – Tiếng Anh khó lắm học không được

Phần lớn những em học sinh mất đến 12 năm tiếp cận với tiếng Anh vẫn không thể giỏi là do trong đầu luôn mang ý nghĩa “tiếng Anh khó lắm” nhưng nếu bạn bè cùng lứa với mình có học giỏi tiếng Anh thì sẽ cho là bạn đã được ba mẹ cho đi học trung tâm khi còn học mẫu giáo.

Hay cho rằng có những bạn sinh ra đã giỏi tiếng Anh rồi nên học ít cũng giỏi trong khi mình không có khiếu thì học đến 12 năm vẫn không khá lên nỗi. Chính những suy nghĩ như thế này thường làm cho thế hệ học sinh trở nên có ác cảm với môn tiếng Anh thậm chí là không ưa những bạn học giỏi tiếng Anh.

Và mỗi khi đến tiết học ngoại ngữ thay vì cởi mở với nó thì nhiều em học sinh lại chứng minh điều ngược lại và cho rằng tiếng Anh học rất khó vô đầu vì học từ vựng rất khó nhớ mà lại hay quên rồi khi nghe tiếng Anh sẽ cho rằng có nhiều ngữ pháp rối rắm không thể nắm ý được như tiếng Việt…

Và nếu để ý quý phụ huynh có thể thấy thường trong một lớp học số học sinh giỏi tiếng Anh chỉ đếm trên đầu ngón tay còn nhóm học sinh ghét học tiếng Anh là chiếm đa số.

12 năm học tiếng Anh của học sinh

2 – Chú tâm quá nhiều vào việc học giỏi ngữ pháp tiếng Anh

Nhiều học sinh cho rằng chỉ cần nắm chắc được ngữ pháp tiếng Anh thì môn học này không có gì khó khăn cả, cứ thế mà lao vào học ngữ pháp mà xem nhẹ những yếu tố khác như từ vựng hay giao tiếp. Và thông thường thì những học sinh chỉ chú tâm vào học ngữ pháp sẽ nghĩ là nếu không vững ngữ pháp thì không thể nào nói và viết tiếng Anh được.

Và hậu quả của việc chỉ cầy cuốc ngữ pháp tiếng Anh vì cho rằng giỏi ngữ pháp là giỏi tiếng Anh của các em học sinh chính là càng học nhiều cấu trúc ngữ pháp càng thấy tiếng Anh khó và phức tạp hơn mình tưởng tượng nên dù rất tự tin về ngữ pháp tiếng Anh nhưng đến một câu bẻ đôi bằng tiếng Anh cũng ậm ừ không thành lời.

3 – Học càng nhiều từ vựng tiếng Anh càng giỏi

Những bạn học sinh chỉ chú tâm vào ôn luyện từ vựng thường mang theo bên mình một tập giấy lớn để có thể ghi chép từ vựng vì cho rằng cứ ghi ra là kiểu gì cũng nhớ rất lâu. Nhưng hiệu quả thì ngược lại và phần lớn những bạn học sinh học tiếng Anh theo cách này trong suốt 12 năm thường là học trước quên sau chứ thực chất là không nhớ từ nào cho đúng nghĩa.

Việc học từ vựng một cách riêng lẻ như thế này thường kém hiệu quả là bởi các em chỉ chú tâm vào từ mình viết ra và làm sao để học thược và nhớ nó lâu nhất nhưng các em lại không biết là một từ vựng trong tiếng Anh thường sẽ có một họ từ phái sinh.

12 năm học tiếng Anh của học sinh

Tức là từ vựng ấy nếu là động từ sẽ có thể thêm đuôi vào để thành danh từ, hay tính từ và ngược lại việc tạo nên từ mới theo cách này được gọi là từ phái sinh, trong khi các em chỉ viết chúng ra giấy mà không hiểu được chúng sẽ trở thành từ như thế nào nếu đặt trong những ngữ cảnh cụ thể thì các em càng ghi chép lại từ vựng càng khiến các em không nhớ và không hiểu gì về chúng cả.

Hậu quả tệ hơn khi học tiếng Anh theo cách này đó là mỗi khi các em có bài thi thì các em thường sẽ không thể biết được những từ mới kia là gì thậm chí là bai kiểm tra hay bài nghe không có từ mới cũng trở thành một thách thức lớn với các em vì các em sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiểu cũng như suy luận ra nghĩa của câu có từ vựng ấy.

4 – Khi nào có hứng mới chịu ngồi vào học tiếng Anh

Đây là lý do phổ biến cũng như xuất hiện nhiều nhất trong suốt 12 năm học tiếng Anh của học sinh, những bạn tiếng Anh tuỳ hứng như thế này thường đặt ra cho mình những câu hỏi như làm sao để hôm nay mình có hứng học tiếng Anh đây nhỉ chứ mai là phải kiểm tra rồi.

Mãi mê đi tìm cảm hứng học tiếng Anh đã khiến các em học sinh quên mất là hứng thú để học một ngoại ngữ nào đó chỉ được sinh ra trong cách học tập đúng đắn của mình chứ nó không nằm ở những yếu tố bên ngoài để các em mãi đi tìm. Vì nếu các em cứ tìm cảm hứng bên ngoài mới có thể học tiếng Anh thì chắc chắn các em cũng sẽ nhanh mất hứng mà thôi.

Hậu quả của việc học tiếng Anh tuỳ hứng như thế này sẽ khiến các em học sinh của chúng ta không thể nào đạt đến trình độ ngoại ngữ đủ để giao tiếp với bạn bè hay thầy cô của mình.

12 năm học tiếng Anh của học sinh

Còn 4 lý do nào nữa khiến cho việc học tiếng Anh trong suốt 12 năm liền của các em học sinh không hề có hiệu quả, cùng MAJOR Education tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo nhé.