12 NĂM HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ DO ĐÂU (P2)

Nếu như trong phần 1 chúng ta đã tìm hiểu được 4 lý do khiến cho 12 năm học tiếng Anh của học sinh là kém hiệu quả thì trong phần còn lại này MAJOR sẽ chia sẻ nốt những lý do còn lại để các em có được những nhìn nhận khách quan hơn từ đó rút ra được những phương pháp học ngoại ngữ phù hợp cho mình.

12 năm học tiếng Anh

Những lý do khiến 12 năm học tiếng Anh của học sinh rất kém hiệu quả

Lý do thứ 5 – “Tôn sùng ngữ pháp tiếng Anh”

Nói một cách chính xác hơn đó là nhiều em học sinh có cách học khá cầu toàn khi chỉ đợi đúng ngữ pháp thì mới dám nói hay viết tiếng Anh. Đây là cách học khá phổ biến của nhiều em học sinh vì các em tin rằng tiếng Anh sẽ bao gồm ngữ pháp và từ vựng, và chỉ khi nào nắm chắc được ngữ pháp thì mới giỏi được từ vựng cũng như những kỹ năng khác.

Vì nếu như ngữ pháp tiếng Anh chưa vững thì không thể nào diễn đạt được đúng những gì mình muốn nói, nên các em luôn mãi mê với việc đào sâu vào ngữ pháp tiếng Anh mà xem nhẹ những yếu tố và kỹ năng quan trọng khác. Nhưng các em có biết việc đào quá sâu về ngữ pháp tiếng Anh càng làm các em cảm thấy quá sức với môn học này.

Vì tiếng Anh vốn dĩ có rất nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại lệ khác mà các em sẽ khó lòng mà học thuộc hết, thậm chí các em có hiểu được những ngoại lệ ấy cũng chưa chắc nhớ được lâu và thực hành tiếng Anh được tốt. Hơn nữa có một điều mà các em nên nhìn lại đó là ngữ pháp tiếng Anh chỉ là các quy luật hình thành câu.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì tiếng Anh chính là chuỗi lời nói, cũng như chuỗi âm thanh để có thể diễn đạt đủ ý. Vậy thì quy tắc để có thể hình thành câu, hay ngữ pháp chính là quy luật từ âm thanh. Mà nếu âm thanh chính là quy luật thì các em chỉ nên nghe tiếng Anh càng nhiều các em mới có thể học tốt nó được.

Tất nhiên quá trình nghe và nói tiếng Anh của các em sẽ mắc rất nhiều lỗi nhưng cứ tích cực nói và sai để có thể sửa và nhớ lâu hơn cũng như ngữ pháp tiếng Anh của các em cũng theo đó mà trở nên hoàn thiện hơn.

12 năm học tiếng Anh

Lý do thứ 6 – “học tiếng Anh mà tư duy như toán học”

Trên thực tế thì toán là môn học mà các em chỉ cần hiểu được nguyên tắc là có thể suy ra được phương pháp làm và kết quả chính xác, nó khác hoàn toàn so với tiếng Anh – môn học đòi hỏi các em phải có kỹ năng và tạo được thói quen tự học.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì tiếng Anh đòi hỏi các em sự lặp đi lặp lại nhiều lần việc nghe, nói, đọc và viết một cách nhuần nhuyễn. Các em có biết là để tìm ra quy luật logic trong tiếng Anh các em phải tìm được một người thầy cực kỳ am hiểu về tiếng Anh mới có thể giúp được các em.

Tuy nhiên nếu đứng ở vị trí là học sinh và cần học tốt tiếng Anh thì các em chỉ nên dừng lại ở việc có được thói quen và kỹ năng tốt để sử dụng tiếng Anh thay vì tìm hiểu quy luật của chúng vì nó là một quá trình đào sâu ngôn ngữ chỉ dành cho những ai muốn dấn thân vào việc nghiên cứu mà thôi.

Lý do thứ 7 – “Chỉ học tiếng Anh với giáo viên nước mình”

Các em nên hiểu rằng, giáo viên dạy tiếng Anh của nước mình ngày từ đầu cũng là người học tiếng Anh như các em nhưng họ khác các em ở chỗ là họ đã học rất nhiều để có thể đứng ở bụt giảng để truyền lại kiến thức cho các em. Vì không chắc 100% gió viên dạy tiếng Anh trong nước có đủ khả năng truyền đạt cách học tiếng Anh hiệu quả.

Và nếu như các em chỉ học tiếng Anh với giáo viên trong nước thì cách phát âm của các em cũng chỉ dừng ở mức “Tiếng Anh của người Việt mà thôi”. 

Nếu như vậy thì khi các em giao tiếp tiếng Anh cũng chỉ có bạn bè và thầy cô người Việt hiểu chứ chưa chắc người bản xứ đã hiểu dù ai cũng biết các em đang rất cố gắng nói tiếng Anh cho chuẩn.

12 năm học tiếng Anh

Lý do thứ 8 – “Không biết mình học tiếng Anh để làm gì”

Không xác định được mục tiêu rõ ràng khi học tiếng Anh khiến cho nhiều học sinh không thật sự nghiêm túc với việc học ngoại ngữ, đây cũng là lý do khiến cho việc học tiếng Anh của các em không bao giờ hoàn thành đến nơi đến trốn. Tuy nhiên, các em cũng cần xác định rõ ràng giữa mục tiêu và mục đích học tiếng Anh.

Tức là mục tiêu học tiếng Anh là thành thạo trong cách giao tiếp nhưng mục đích thì nên cụ thể hơn như cách đạt được 7.5 trong bài thi IELTS chẳng hạn hay có được trong đầu 3.500 từ vựng để có thể ứng biến được bằng tiếng Anh trong mọi tình huống. 

Do đó chỉ cần các em có được mục tiêu và mục đích đúng đắn ngay từ đầu cho việc học tiếng Anh sẽ không bao giờ lặp lại lời nguyền: “12 năm học tiếng Anh của học sinh là kém hiệu quả”.

MAJOR hy vọng thông qua 2 phần của bài viết về vấn đề này các em có thể hiểu được việc học tiếng Anh hiện tại của mình là có hiệu quả hay không từ đó điều chỉnh việc học ngày càng tốt hơn.